Đánh giá tác dụng của liệu pháp tiêm MD-Knee nội khớp trong điều trị thoái hoá khớp gối nguyên phát tại Khoa cơ xương khớp – Bệnh viện Bạch Mai

PGS.TS.BS Nguyễn Vĩnh Ngọc

Phó trưởng Bộ môn Nội Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai.

Phó Chủ tịch Hội Thấp khớp học Hà Nội, Việt Nam.

TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả và tác dụng phụ của liệu pháp tiêm MD-Knee nội khớp trong điều trị thoái hoá khớp gối nguyên phát.

Đối tượng và phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên tiền cứu, dọc theo thời gian, trên 60 bệnh nhân bị thoái hoá khớp gối nguyên phát, được chẩn đoán theo tiêu chuẩn ACR-1991. Nhóm đầu tiên gồm 30 bệnh nhân được điều trị bằng tiêm nội khớp 2 lọ (4ml) MD-Knee/lần/tuần x 5 tuần liên tục. Nhóm thứ hai gồm 30 bệnh nhân, được điều trị bằng tiêm nội khớp một ống (2,5 mL) GO-ON/ lần/ tuần x 5 tuần liên tiếp. Hai nhóm được đánh giá bằng thang điểm VAS, đo góc chuyển động đầu gối, thang điểm Lequesne, WOMAC, ghi lại các tác dụng phụ trước (T0) và sau điều trị T12 (2 tuần), T4 (4 tuần), T8 (8 tuần), T12 (12 tuần).

Kết quả: Hiệu quả cải thiện cơn đau và khả năng vận động của nhóm sử dụng MD-Knee theo thang điểm VAS, Lequesne và WOMAC có thể thấy rõ 4 tuần sau khi tiêm và tiếp tục kéo dài đến 12 tuần. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nhóm sử dụng GO-ON (p>0,05). Hiệu quả điều trị tốt nhất là sau 3 tháng: tỷ lệ cải thiện 30% trên thang điểm VAS là 86,7%. Điểm VAS trung bình giảm 85,2%. Tỷ lệ cải thiện trên thang điểm WOMAS là 86,7%. Tổng điểm trung bình của WOMAC giảm 91,1%. Tỷ lệ cải thiện rõ rệt phạm vi vận động của đầu gối là 43,3%

Tác dụng phụ duy nhất là: căng tức khớp sau tiêm (13,3%). Tỷ lệ người bệnh rất hài lòng và hài lòng với điều trị là 93,3%.

Kết luận: Liệu pháp tiêm MD-Knee nội khớp giúp giảm đau và tăng chức năng vận động trong điều trị thoái hoá khớp gối nguyên phát.

TỪ KHOÁ

Thoái hoá khớp gối nguyên phát, liệu pháp collagen, tiêm nội khớp, MD-Knee, Natri Hyaluronate.

GIỚI THIỆU

Theo WHO năm 2013, thoái hoá khớp chiếm 10-15% dân số trên 60 tuổi, nguyên nhân gây tàn tật cho 10 triệu phụ nữ và 6,5 triệu nam giới mỗi năm (1).

Tại Việt Nam, tỷ lệ thoái hoá khớp gối ước tính chiếm khoảng 56,5% tổng số bệnh nhân thoái hoá khớp được điều trị tại bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội, Việt Nam (2).

Tuy nhiên, các biện pháp điều trị hiện nay còn nhiều hạn chế và chưa kiểm soát được hoàn toàn tình trạng thoái hoá khớp gối.

Kể từ năm 2010, liệu pháp tiêm collagen đã được sử dụng trong điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp.

Reshkova và cộng sự (3), Nestorova và cộng sự (4) và Boshnakov (5) đã chứng minh rằng liệu pháp tiêm MD-Knee nội khớp kết hợp với tiêm MD-Muscle quanh khớp trong điều trị thoái hoá khớp có tác dụng giảm đau, cải thiện chức năng vận động và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Năm 2016, Martin-Martin và cộng sự đã chứng minh hiệu quả tương tự giữa liệu pháp tiêm MD-Knee và natri hyaluronate (HA) đối với bệnh nhân thoái hoá khớp gối (6).

Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào về hiệu quả của việc sử dụng collagen trong điều trị thoái hoá khớp gối nguyên phát. Do đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu này để đánh giá hiệu quả của liệu pháp tiêm MD-Knee trong điều trị thoái hoá khớp gối nguyên phát tại Khoa cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội, Việt Nam.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

60 bệnh nhân bị thoái hoá khớp gối nguyên phát, được chẩn đoán theo tiêu chuẩn ACR 1991 được điều trị tại Khoa Thấp khớp Bệnh viện Bạch Mai, từ tháng 10/2018 đến tháng 10/2019.

Bệnh nhân có điểm VAS từ 4 trở lên, thoái hoá giai đoạn 2 và 3 theo phân loại Kellgren và Lawrence, không có tràn dịch khớp. Tiêu chuẩn loại trừ: nhiễm vi khuẩn, bệnh mạn tính nặng, đang dùng NSAIDs trong 7 ngày qua hoặc tiêm nội khớp corticosteroid nội khớp trong tháng trước, tiêm HA trong 6 tháng gần đây.

Bệnh nhân được chia thành 2 nhóm. Một nhóm gồm 30 bệnh nhân được tiêm nội khớp MD-Knee 4ml/ lần/ tuần trong 5 tuần liên tiếp, mỗi lần tiêm cách nhau 1 tuần.

Nhóm chứng gồm 30 bệnh nhân được tiêm nội khớp acid hyaluronic (GO-ON) 2,5 ml/ lần/ tuần trong 5 tuần liên tiếp, mỗi lần tiêm cách nhau 1 tuần.

Phương pháp

Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, tiền cứu, dọc theo thời gian. Kết quả được đánh giá/ đo lường qua: chỉ số VAS, đo góc vận động đầu gối, thang điểm Lequesne, WOMAC, tác dụng phụ trước (T0) và sau điều trị 2 tuần (T2), 4 tuần (T4), 8 tuần (T8) và 12 tuần (T12).

Phân tích và xử lý số liệu được thực hiện bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0.

KẾT QUẢ

Đặc điểm nhân khẩu học 

Bệnh nhân nhóm MD-Knee có độ tuổi trung bình là 59,07 ± 10,9; nhóm tuổi 40-59 chiếm 53,3%; lao động chân tay chiếm 86,7%; tỷ lệ béo phì là 63,3%.

Thời gian thoái hoá khớp trung bình trong nhóm MD-Knee là 5,8 ± 5,5 năm, tỷ lệ mắc bệnh từ 1-5 năm là 36,7%.

– Không có sự khác biệt về tuổi, giới tính, nghề nghiệp và chỉ số khối cơ thể (BMI) giữa MD-Knee và GO-ON (p>0,05).

Kết quả điều trị bằng liệu pháp tiêm MD-Knee nội khớp

Kết quả điều trị theo thang điểm VAS

Nhóm MD-Knee cải thiện 30%; sau 2 tuần điểm VAS là 16,7% và sau 12 tuần là 86,7%; sự cải thiện này không có ý nghĩa thống kê so với nhóm GO-ON (p > 0,05). Không có mối tương quan giữa yếu tố nhân khẩu học và triệu chứng lâm sàng với tỷ lệ cải thiện 30% của thang điểm VAS tại thời điểm 12 tuần sau điều trị (p>0,05). Sự cải thiện điểm VAS trung bình của bệnh nhân thoái hoá khớp gối giai đoạn 2 và 3 trên X-quang đều bắt đầu từ tuần thứ 2 và tiếp tục trong những tuần tiếp theo. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2 giai đoạn (p > 0,05). Tỷ lệ đau nặng và đau vừa ở nhóm MD-Knee tại thời điểm T0 lần lượt là 56,5% và 43,5%, sau 2 tuần giảm xuống 8% và 44,5%, giảm xuống còn 0% và 2% vào tuần 12. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với nhóm GO-ON (p > 0,05) (Bảng 1, Hình 1, 2).

Bảng 1: Tỷ lệ cải thiện 30% của thang điểm VAS so với thời điểm T0.

Hình 1: Thang điểm VAS của nhóm MD-Knee

Hình 2: Thang điểm VAS của nhóm GO-ON

Kết quả điều trị theo thang điểm WOMAC

Điểm WOMAC trung bình tại thời điểm T0 là 32,87 ± 3,19 và giảm xuống 5,20 ± 4,48 tại thời điểm T12 (giảm 81,2%). Các triệu chứng đau, cứng khớp, vận động theo thang điểm WOMAC bắt đầu giảm từ thời điểm T4 kéo dài đến T12. Sự khác nhau giữa thời điểm T4, T8, T12 so với thời điểm T0 là có ý nghĩa thống kê (p<0,05%). Tỷ lệ rất đau và đau ở nhóm MD-Knee tại thời điểm T0 là 56,5% và 43,5%, sau 2 tuần, nó giảm xuống 8% và 44,5%, và còn 0% và 2% ở tuần 12. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh với nhóm GO-ON (p > 0,05). Ở cả hai nhóm MD-Knee và GO-ON, sự cải thiện điểm đau và cứng khớp WOMAC trở lên rõ rệt từ tuần 4 sau điều trị và kéo dài đến tuần 12 (p < 0,05). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm (p > 0,05). Ở 2 phân nhóm bệnh nhân MD-Knee và GO-ON đang ở giai đoạn 2, 3 theo Kellgren và Lawrence, thang điểm WOMAC (đau, cứng khớp, chuyển động khớp và tổng điểm) bắt đầu có sự cải thiện rõ rệt từ tuần thứ 4, kéo dài đến tuần thứ 12. Sự cải thiện 50% thang điểm WOMAC chung theo giai đoạn Xquang ở các thời điểm là như nhau giữa hai lần chụp X-quang và giữa 2 nhóm điều trị (p>0,05) (Bảng 2; Hình 3, 4).

Bảng 2: Tỷ lệ cải thiện 50% điểm WOMAC

Hình 3: Kết quả điều trị theo thang điểm WOMAC đau và WOMAC cứng khớp của nhóm MD-Knee và GO-ON

p (T2, T4, T8, T12 với T0). *: p < 0,05.

Kết quả điều trị dựa trên thang điểm Lequesne

Tỷ lệ mức độ tổn thương rất nặng trong nhóm MD-Knee tại thời điểm T0 là 46,7% và 50% ở nhóm GO-ON; sau 2 tuần tỷ lệ này giảm xuống 6,7% và 20% và tiếp tục giảm trong những tuần tiếp theo. Sau tuần thứ 12, mức độ trầm trọng và rất nặng giảm xuống còn 0%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm (p > 0,05). (Hình 4; 5).

Hình 4: Mức độ tổn thương gối theo thang điểm Lequesne ở nhóm MD-Knee

Hình 5: Mức độ tổn thương gối theo thang điểm Lequesne ở nhóm GO-ON

Kết quả điều trị chức năng đầu gối

Tỷ lệ cải thiện biên độ gấp đầu gối của nhóm MD-Knee tại thời điểm T2 là 6,7% và tại thời điểm T12 là 43,3%. Không có mối tương quan giữa các yếu tố nhân khẩu học và các triệu chứng lâm sàng với tỷ lệ cải thiện biên độ gấp đầu gối tại thời điểm 12 tuần sau khi điều trị (p > 0,05).

Tỷ lệ cải thiện ở cả hai nhóm MD-Knee và GO-ON không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Tỷ lệ bệnh nhân hài lòng sau 3 tháng điều trị

Tỷ lệ hài lòng và rất hài lòng của bệnh nhân nhóm MD-Knee là 33,3% và 60% sau 3 tuần điều trị. Không có sự khác biệt giữa 2 nhóm (p > 0,05).

Tác dụng phụ

Tác dụng không mong muốn duy nhất là khớp gối căng tức sau khi tiêm (3,3%).

BÀN LUẬN

Đánh giá hiệu quả theo thang điểm VAS

Ở nhóm MD-Knee, mức độ đau được cải thiện rõ rệt sau 2 lần tiêm (p < 0,05), với thang điểm VAS trung bình giảm xuống 3,77 so với thời điểm T0. Sự cải thiện thang điểm VAS được duy trì cho đến tuần 8 và tuần 12. Tỷ lệ cải thiện 30% của thang điểm VAS, tại thời điểm T2 ở nhóm MD-Knee là 16,7% và 86,7 % ở T12.

Điều này cho thấy tác dụng giảm đau kéo dài đến tuần thứ 12 ở nhóm MD-Knee.

Ở cả hai nhóm MD-Knee và GO-ON đều có sự giảm đau nhanh, mạnh và kéo dài như nhau. Martin-Martin và công sự (6) đã sử dụng MD-Knee trong điều trị thoái hoá khớp gối cũng cho thấy sự cải thiện thang điểm VAS trung bình, trước khi điều trị là 7,5 và sau 3 tháng điều trị là 5,26. Reshkova đã đánh giá hiệu quả của tiêm MD-Knee nội khớp và tiêm MD-Muscle quanh khớp trên 30 bệnh nhân thoái hoá khớp gối gia đoạn 2-3.

Nghiên cứu này cũng cho thấy điểm VAS trung bình giảm rõ rệt: từ 7,32 trước khi điều trị, 4,32 sau khi điều trị 2 tháng và chỉ còn là 3 sau 3 tháng điều trị.

Những kết quả này tương tự với kết quả của chúng tôi. Nestorova và cộng sự (4) đã đánh giá hiệu quả của tiêm MD-Knee và MD-Matrix nội khớp trên 25 bệnh nhân thoái hoá khớp gối ngay cả ở giai đoạn 3,4 và cho thấy sự cải thiện rõ rệt về các chỉ số đau và vận động sau 2 tháng và 3 tháng.

Sự cải thiện thang điểm VAS trong nhóm GO-ON của chúng tôi tương đương với kết quả của Pho, nghiên cứu trên 151 bệnh nhân thoái hoá khớp gối (7).

Đánh giá hiệu quả điều trị theo thang điểm WOMAC

Điểm số WOMAC về đau, cứng khớp, khả năng vận động và tổng điểm đều được cải thiện ở nhóm MD-Knee bắt đầu từ tuần thứ hai, rõ rệt hơn ở tuần 4, và kéo dài đến tuần 12. Sự cải thiện tương tự như nhóm GO-ON.

Đánh giá hiệu quả điều trị theo thang điểm Lequesne

Thang điểm Lequesne bắt đầu cải thiện ở cả nhóm MD-Knee và GO-ON từ tuần thứ 2, đáng kể từ tuần thứ 4 và kéo dài đến tuần 12 sau khi điều trị. Sự khác nhau giữa hai nhóm là không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Sự cải thiện của thang điểm Lequesne được ghi nhận ở cả hai phân nhóm bệnh nhân thoái hoá giai đoạn 2 và 3 trên X-quang và kéo dài đến 12 tuần. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên nhóm GO-ON tương tự như kết quả của Martin-Martin và cộng sự (6) (2016) và nghiên cứu của Pho (7).

KẾT LUẬN

Liệu pháp tiêm MD-Knee nội khớp có tác dụng giảm đau và cải thiện chức năng vận động trong điều trị thoái hoá khớp nguyên phát.

Trích dẫn nguồn: “Initial assessment of effectiveness of intra-articular MD-Knee injection therapy in treatment of primary knee osteoarthritis in Bach mai Hospital – Hanoi, Vietnam”.

Ngoc Nguyen Vinh, MD

Vice Head of Internal Department of Hanoi Medical University, Bach Mai Hospital

Vice President of Hanoi Rheumatology Association, Hanoi, Vietnam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *